Friday, March 31, 2017

15 Plugin bạn nhất định phải cài cho Wordpress

Blog LuuAnh.com sử dụng trên nền tảng Blogspot miễn phí có những ưu điểm nhất định tuy nhiên không ít khó khăn đặc biệt liên quan đến vấn đề tùy biến SEO, tôi khuyên các bạn hãy sử dụng wordpress để SEO và dưới đây là 15 Plugin bạn nhất định phải cài cho wordpress.


Wordpress là mã nguồn mở được tùy chỉnh hỗ trợ tối đa đến người dùng hiện được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Một trong những điều khiến wordpress được yêu thích đến như thế là do hệ thống Plugin không ngừng cập nhật và phát triển giúp cho người dùng có thể không biết gì về code vẫn có thể dễ dàng tùy chỉnh mọi thứ theo ý muốn.

Ngay bây giờ, tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn 15 Plugin quan trọng của wordpress.

1. Google Analystics Plugin:

Plguin_google_analytics


Google Analytics là công cụ phân tích dữ liệu website toàn diện nhất và đặc biệt hoàn toàn miễn phí. Công cụ này cho phép bạn biết được khách truy cập đến từ đâu và họ đang  làm gì trên trang web của bạn (xem trang nào, xem bao nhiêu lâu, chuyển trang,….). Sau đó bạn có thể tối ưu hóa trang web của bạn cho phù hợp để cải thiện thu nhập của bạn.
Link tải plugin Google Analytics cho wordpress: https://wordpress.org/plugins/googleanalytics/
Giá: Miễn phí.

2. Yoast SEO

plguin_yoast_seo


Yoast SEO (trước đây được biết đến như WordPress SEO by Yoast) là một trong những plugin WordPress phổ biến nhất trên WordPress hiện nay với hơn 1+ triệu lượt cài đặt. Nó cho phép bạn tối ưu các chỉ số SEO website của bạn với công cụ tìm kiếm.

Link tài plugin Yoast SEO: https://vi.wordpress.org/plugins/wordpress-seo/
Giá: Miễn phí.

3.W3total Cache

plugins_w3_total_cache


W3 Total Cache là plugin hỗ trợ tăng tốc tốt nhất hiện nay. Plugin hỗ trợ các kĩ thuật  tạo cache như Page Cache (bộ nhớ đệm cho website front-end), Database Cache (bộ nhớ đệm cho dữ liệu từ database), Object Cache (bộ nhớ đệm cho các đối tượng dữ liệu ngoài trang chủ website như widget, menu, query,…).

Link tải plugins W3 Total Cache: https://vi.wordpress.org/plugins/w3-total-cache/

4. Header & Footer

plugins_head_footer


Trong khi quản lý các Website WordPress, đôi khi bạn cần thêm một vài đoạn mã (như mã GA, Adword Remarketing, Facebook Pixel,….) vào header hay footer trang web WordPress của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải chỉnh sửa các file theme mà có thể gây ra sự lộn xộn và phá vỡ cấu trúc  theme WordPress của bạn. Plugin này cho phép bạn dễ dàng thêm các đoạn mã vào Website WordPress của bạn mà không cần chỉnh sửa file theme của bạn.

Link tải plugins Head, Footer and Post Injections: https://vi.wordpress.org/plugins/header-footer/

5.All In One Schema.org 

All_In_One_Schema_org_Rich_Snippets


Rich Snippets được dùng để thêm những yếu tố quan trọng cho SEO vào nội dung của bạn và mô tả nội dung của bạn chính xác hơn cho công cụ tìm kiếm. Thông tin này sau đó được sử dụng để hiển thị nội dung trên công cụ tìm kiếm.

Link tải All In One Schema.org Rich Snippets: https://vi.wordpress.org/plugins/all-in-one-schemaorg-rich-snippets/

6. Table of Content:

Table_of_Contents_Plus


Đây là plugin không thể thiếu dành cho các bạn viết blog. Nó giúp bạn có thể tạo ra mục lục và mỗi phần đều có link điều hướng tới đoạn tương ứng trong bài viết, rất tiện lợi và tốt cho trải nghiệm người dùng.

Link tải Table of Contents Plus : https://vi.wordpress.org/plugins/table-of-contents-plus/

7. OptinMonster:

OptinMonster


OptinMonster là plugin tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (conversion) phổ biến nhất hiện nay, hầu như nó đều được các blogger nổi tiếng (nước ngoài) nhắc đến. Nó cho phép bạn chuyển đổi những người truy cập website thành người đăng ký email. Nếu bạn muốn phát triển hệ thống email marketing thì đây là plugin đáng dùng nhất năm 2017.

Link tải: https://vi.wordpress.org/plugins/optinmonster/

8.TinyMCE Advance:

TinyMCE_Advanced


Trình soạn thảo WordPress mặc định sử dụng một phiên bản tùy biến của TinyMCE – một phần mềm mã nguồn mở tương tự như WordPress. TinyMCE Advanced chỉ đơn giản là một phiên bản mạnh đầy đủ hơn, mẽ hơn của TinyMCE, được bổ sung thêm một số tính năng hữu dụng. Chẳng hạn như: hỗ trợ cho việc tạo và chỉnh sửa bảng, thêm nhiều lựa chọn khi chèn danh sách, tìm kiếm và thay thế, font chữ và cỡ chữ,

Link tải: https://vi.wordpress.org/plugins/tinymce-advanced/

9. iThemes Security:

iThemes_Security


Chẳng ai muốn trang WordPress của mình bị hack, và đó là lý do chúng ta nên dùng plugin Itheme Security, plugin này rất hữu dụng, có rất nhiều lựa chọn bảo mật cho bạn trong cài đặt, dường như plugin này đã tổng hợp được toàn bộ các mẹo bảo mật cho một website làm bằng WordPress về một chỗ có tên là plugin Itheme Security nên bạn hoàn toàn có lý do để dùng nó.

Link tải: https://vi.wordpress.org/plugins/better-wp-security/

10. WP Optimize

WP_Optimize


Plugin thứ 2 mà tôi muốn đề cập đến chính là WP Optimize. Đây là một trong những plugin giúp dọn dẹp và tối ưu database tốt nhất tính cho đến thời điểm hiện tại. WP Optimize sẽ xóa toàn bộ bình luận spam, bản nháp lưu tự động, các phiên bản cũ của bài viết,… để giúp database của bạn trở nên sạch sẽ, gọn gàng và load nhanh hơn

Link tải WP-Optimize: https://vi.wordpress.org/plugins/wp-optimize/

11.WP Smush:

Smush_Image_Compression_and_Optimization


Một plugin nén ảnh được xây dựng dựa trên nền dịch vụ Smush.It của Yahoo! Tuy nhiên mới đây
Yahoo! đã khai tử dịch vụ này và ngay lập tức WPMUDEV – nhà phát triển WP Smush.It đã tung ra phiên bản thay thế với tên gọi WP Smush - một sự lựa chọn hợp lý cho giải pháp tối ưu hình ảnh nếu bạn đang sử dụng shared host.

Link tải Smush Image Compression and Optimization: https://vi.wordpress.org/plugins/wp-smushit/

12. Jetpack by WordPress.com:

Jetpack_by_WordPress


Một plugin đa chức năng được phát triển bởi chính WordPress. Với Jetpack, các bạn có thể làm hầu như mọi thứ cho blog/ website của mình, từ việc tạo nút chia sẻ mạng xã hội, bài viết liên quan, contact form,… đến quản lý multisite hay chống brute force attack.

Link tải Jetpack by WordPress.com : https://vi.wordpress.org/plugins/jetpack/

13. Akismet

Akismet


Akismet là plugin chống bình luận spam được sử dụng nhiều nhất tính đến thời điểm này. Với những thuật toán thông minh được tích hợp sẵn bên trong, Akismet có khả năng ngăn chặn đến 99% lượng bình luận spam trên blog của bạn. Nó đặc biệt quan trọng khi blog/ website của bạn trở nên nổi tiếng và có nhiều khách truy cập hơn.

Link tải Akismet: https://vi.wordpress.org/plugins/akismet/

14. Contact Form 7

Contact_Form_7


Đây là plugin đơn giản và miễn phí giúp bạn có thể tạo form liên hệ chuyên nghiệp và quan trọng nhất đó là plugin này rất dễ dàng tùy biến. Người dùng wordpress đánh giá plugin này rất cao bơi khả năng tùy biến vượt trội và nó có thể phục vụ được một số việc mà những plugin trả phí có khi không làm được.

Link tải Contact Form 7: https://vi.wordpress.org/plugins/contact-form-7/

15. Simple Custom CSS

Simple_Custom_CSS

Simple Custom CSS giúp bạn chỉnh sửa CSS trong Wordpress một cách đơn giản. Với Plugin này, bạn có thể lựa chọn các thành phần muốn chỉnh sửa CSS và xem sự thay đổi của giao diện blog/ website theo thời gian thực. WP Add Custom CSS không yêu cầu bất kỳ cấu hình thiết lập nào và rất dễ sử dụng. Với plugin này, bạn không cần phải tạo child theme chỉ để thay đổi CSS nữa.

Link tải : https://vi.wordpress.org/plugins/simple-custom-css/

3 bước để tạo một chuỗi Email Automation cho SMBs

Vai Trò của Email Automation Với SMBs 


Trong một thế giới Digital đang phát triển không ngừng, nơi mà mọi người đều có thể tiếp cận với bất kỳ đối tượng nào từ website (cookies), hộp mail cá nhân cho đến newsfeed facebook, hay thậm chí xuất hiện một cách bất ngờ khi bạn đang xem video trên youtube (video ads),... thì Digital Marketing đang trở thành một trò chơi mà kẻ thắng cuộc sẽ là người đáp ứng được 3 điều sau:


  1.  Thấu hiểu khách hàng nhất
  2.  Tiếp cận nhanh nhất và thường xuyên nhất 
  3.  Đáp ứng đúng nhu cầu nhất


Không phải ngẫu nhiên mà Automation Marketing nói chung và Email Automation nói riêng đang là một xu hướng và đang được cải tiến không ngừng trong năm 2017. Email Automation xuất hiện để giúp SMBs giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian và nhân lực trong việc gửi một chuỗi email hàng tuần cho từng khách hàng và hàng tháng ngồi phân tích đủ loại báo cáo để phân loại được ai là khách hàng tiềm năng. Email Automation sẽ làm tất cả một cách tự động trong vài nốt nhạc, bạn chỉ việc tập trung vào mảng phân tích insights và đưa ra chiến lược phù hợp.

Ví dụ như đối với “Buyers” - những người đã mua hàng của bạn, bạn sẽ làm gì để duy trì mối quan hệ với họ? Có phải thông thường bạn sẽ cho nhân viên sales gửi email cho từng khách hàng xin ý kiến, cảm nhận của họ về sản phẩm, dịch vụ? Công việc này tốn bao nhiêu thời gian của đội ngũ sales và có đạt hiệu quả cao không? Nếu bạn đã từng đau đầu vì vấn đề này thì chiến dịch email automation tôi đang áp dụng cho doanh nghiệp của mình dưới đây sẽ cho bạn một giải pháp toàn vẹn cả về thời gian, nhân lực và hiệu quả:

Theo thống kê của annuitap group tháng 11/2016, SMBs tăng 451% lượng khách hàng tiềm năng khi sử dụng email automation trong quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng (ANNUITAS GROUP. ANNUITAS Inc. AccessedNovember 28, 2016. http://annuitas.com/ ) Những leads -ược “chăm sóc” kỹ bằng email automation tạo ra thêm 20% doanh thu so với leads thông thường (Bunskoek, Krista. “10 Steps to Email Automation Success.” Wishpond. Accessed October 16, 2016. http://blog.wishpond.com/post/72451721652/10-steps-to-email-automation-success). Những leads - ước “chăm sóc” qua email automation có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 47% so với lead thông thường (Frank Paterno, “8 Benefits of Integrating Your CRM with Marketing Automation, “ The kapost Blog, December 12, 2014, Accessed October 22, 2016 )

Khi một người đã trở thành “buyer”, tôi sẽ chuyển họ vào list “sales_1000” và chờ 1 ngày  sau để gửi email có tên “Testimonial 1 - $1000 sales” với nội dung khảo sát xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm của tôi không, và tặng kèm một Credit Code có giá trị $200 nếu họ hoàn thành
khảo sát.

Tiếp theo sẽ là giai đoạn phân nhánh thành hai trường hợp:


1. Khách hàng mở email đó, làm survey và đến được trang thank-you, tức là đã hoàn thành survey, ngay lập tức họ sẽ được gửi email “Testimonial Success - $1000 Sales” với nội dung cảm ơn, kèm theo Discount Code $200 và gắn tag “testimonials” để biết rằng khách hàng này đã làm khảo sát và nhận được Discount Code $200

2. Trong trường hợp khách hàng không mở email đó hoặc mở mà không tới được trang thank-you, tức là chưa hoàn thành survey, 3 ngày sau họ sẽ tự động được gửi email “Testimonial 2 - 1000 sales” đưa ra những cảm nhận khách hàng đã chia sẻ với doanh nghiệp, và nhắc lại họ sẽ nhận được $200 nếu hoàn thành survey. Tiếp tục sẽ có hai trường hợp xảy ra:

a. Tương tự như trường hợp 1

b. Lần này khách hàng hoàn toàn không mở và không đến được trang thank-you sẽ được gắn tag “non_testimonials” để biết rằng khách hàng này đã không làm survey Như vậy, chỉ cần sắp xếp một chiến dịch email automation kèm theo 3 email trong vòng 30 phút, tôi đã tiết kiệm bao nhiêu thời gian và nhân lực của đội ngũ sales để gửi email cho từng khách hàng ngay khi họ vừa trở thành “buyer”, vừa tăng hiệu quả khảo sát với một quà tặng là $200, vừa tăng khả năng tiếp tục mua hàng của họ. Tôi còn phân loại họ một cách tự động để tiếp tục có những chiến lược thích hợp sau này nữa
Tôi tin rằng nếu bạn nắm rõ được Email Automation và đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với từng đối tượng, bạn sẽ nhanh chóng trở thành kẻ thắng cuộc trong thế giới Digital này.

3 Bước Để Xây Dựng Một Chiến Dịch Email Automation Thành Công

Email_Automation


Để xây dựng được một chiến dịch Email Automation thành công, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:

1. Xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng
2. Lập kế hoạch cụ thể
3. Theo dõi hành vi của nhóm khách hàng đó

1. Xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng

Đừng bao giờ tạo một chiến dịch Email Automation chỉ với mục đích tự promote sản phẩm hay tự PR thương hiệu. Một chiến dịch marketing thành công phải luôn bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng. Hãy cho khách hàng những gì họ cần, nói về những gì khách hàng quan tâm, đừng tạo một chiến dịch chỉ để bán được sản phẩm, đạt được KPIs của công ty hoặc yêu cầu khách hàng làm những gì bạn muốn.
Để làm được điều này hết sức đơn giản, trước khi tạo bất kỳ một chiến dịch Email Automation nào,
bạn chỉ việc trả lời câu hỏi “Chiến dịch này giúp ích gì cho khách hàng?”. Đây sẽ là một chiến dịch
để giúp những “Strangers” và “Knowers” hiểu về thương hiệu của bạn hơn hay là chiến dịch ưu đãi
về giá sản phẩm mà “Likers” đang có ý định mua, hay là chiến dịch giúp “Buyers” yêu thương hiệu của bạn hơn?

2. Lập kế hoạch cụ thể

Một khi đã xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng là gì, hãy thoả sức sáng tạo một “con đường” để khách hàng có thể thoải mái bước qua và nhận ra bạn xây “con đường” này dành riêng cho họ.

Hãy bắt đầu bằng cách liệt kê ra những mục tiêu cụ thể, không cần phải quá chi tiết nhưng đủ để bạn luôn chắc chắn chiến dịch sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng và dễ dàng điều chỉnh ở từng đoạn nhỏ. Bạn có thể lập kế hoạch cụ thể từ 1 số cách sau:
2.1. Bắt đầu thử nghiệm với một chiến dịch nhỏ
Bạn có nhiều sản phẩm thời trang muốn bán, hãy thử nghiệm trước với 1 nhóm khách hàng thích áo thun trước chẳng hạn. Bắt đầu với một chiến dịch nhỏ giúp bạn có thêm thời gian để lập kế hoạch hiệu quả hơn và thử nghiệm xem loại content nào, thời gian gửi nào hay mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn thì bạn vẫn có thể điều chỉnh một cách dễ dàng để tìm ra phương án tốt nhất trước khi áp dụng cho những chiến dịch lớn hơn.

Đây là lúc bạn cần phải phát huy tối đa chức năng làm báo cáo của các công cụ Email marketing. Tôi đã thử nghiệm qua Sendy, Mailchimp, Activecampaign, và hơn bất cứ một công cụ nào, Get Response là giải pháp tối ưu nhất cho công việc báo cáo này.

2.2. Sử dụng A/B Testing


Có thể bạn đã tham khảo rất nhiều bài viết về cách đặt tiêu đề (subject line) hay cấu trúc email để có open rate, click rate cao nhất như nên bao gồm số lẻ, có sử dụng CTA (call to action), phải mang tính hối thúc, v..v… nhưng chắc chắn sẽ không có bài viết nào chính xác cho trường hợp của doanh nghiệp, ngành nghề của bạn. Cách duy nhất tối ưu hóa chiến dịch của bạn đó là tự thử nghiệm!

Đây sẽ là lúc cần áp dụng A/B Testing để thử nhiều phương án và đưa ra kết luận chính xác nhất đối với doanh nghiệp của bạn. A/B Testing có thể sử dụng để thử nghiệm: Tiêu đề (Subject Line)
Nội dung, thông điệp Email
Loại hình ảnh nên sử dụng (Hình ảnh thông thường, hình động, Video, …)
Thời gian tốt nhất nên gửi email,...
A/B Testing có lẽ là một trong những thuật ngữ rất phổ biến hiện nay. Nhưng tôi chỉ khuyên các bạn nên sử dụng chiến thuật này ở bước convert - nghĩa là khi các bạn đã có đủ thông tin (Email/ hành vi) để bắt đầu phân khúc. Thực hiện A/B Testing ở bước reach hoặc ACT (Funnels/ Facebook Audiences là công việc rất mất thời gian và không cần thiết).Bạn hoàn toàn có thể phân tích sau chiến lược (Facebook report và Google Analytics) để cải thiện thay vì A/B Split Test ở những bước này.

3. Teo dõi hành vi của khách hàng


Để xây dựng được mối quan hệ lâu dài và tạo ấn tượng tốt với khách hàng, bạn phải luôn quan sát hành vi của họ. Tại sao khách hàng không mở những email giảm giá mà chỉ mở những email giới thiệu tính năng sản phẩm? Chắc hẳn bạn cũng nhận ra những khách hàng này chưa sẵn sàng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ đang cần thêm thông tin để quyết định. Vậy thì chỉ cần phân loại nhóm này ra và gửi thêm thông tin họ cần thì khả năng convert thành sales sẽ cao hơn bao giờ hết.

Tương tự như vậy, khi theo dõi sát hành vi của khách hàng, bạn sẽ phân loại ra được một số nhóm khách hàng nhất định, bạn biết phải làm gì rồi phải không? Phân loại, tạo một chiến dịch email automation cho riêng nhóm đó và chờ đợi đơn đặt hàng từ họ thôi.

Cũng như các kênh offline, xây dựng mối quan hệ với khách hàng là một công việc tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn càng thấu hiểu khách hàng, biết được khách hàng cần gì thì khả năng bạn  convert họ thành sales sẽ càng cao. Email automation tồn tại để giúp SMBs thấu hiểuvà xây dựng mối quan hệ với từng nhóm khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, thường xuyên và đáp ứng đúng nhu cầu nhất.

Chúng tôi đã thực hiện 1 chiến dịch follow up sau khi khách hàng kết thúc 1 chuỗi Automation
và không thực hiện bất kì 1 action nào. Bạn có đoán được email follow up đó có nội dung là gì?

Thật bất ngờ khi sau khi gửi email follow up này cho hơn 1,500 khách hàng, chúng tôi đã có thể bán thêm cho 30 người nữa (2%) với giá trị đơn hàng không hề nhỏ. Điều ngạc nhiên hơn đó là nội dung của email hoàn toàn không có tính bán hàng hay quảng cáo sản phẩm!

Đây chính là nội dung của email đó!
Đôi khi, cái khách hàng thật sự cần ở bạn, không phải là điều bạn đang nghĩ!
Hãy luôn bắt đầu việc bán hàng với câu hỏi

Thursday, March 30, 2017

Bảo mật Email cho doanh nghiệp

Tôi sẽ kể một câu chuyện có thật ở thế nào?” Việt Nam về việc để email bị hack và tác động của nó với một công ty kinh doanh giao dịch thông qua email. 

bao_mat_email


Công ty A - aaa.vn ở Việt Nam kinh doanh mặt hàng điện máy công nghiệp, vừa mới tìm được một nguồn hàng sản phẩm là công ty B - mmm sg.com, trụ sở giao dịch ở Singapore, vì khoảng cách nên mọi giao dịch đều thông qua email.

Hãy để ý “-sg” trong tên miền, đó là viết tắt của singapore, 1 điều rất thường thấy ở các tên miền singapore. A bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm bằng cách email cho B, 2 email tương ứng là kinhdoanh@aaa.vn và sale@mmm-sg.com.  Và khi A đồng ý mua hàng, chuẩn bị hỏi thông tin về số lượng sản phẩm, thì lúc này hacker mới lộ mặt - theo điều tra thì hacker đã chiếm được tài khoản
email của công ty B và đã thực hiện nghe lén cuộc trao đổi 2 bên trong thời gian dài. Hacker đăng kí một tên miền mrnm-sg.com.

Bạn có thấy điều gì khả nghi? Chữ phishing đã hiện rõ, “rn” (RN) thay cho “m” (M), rất khó phát hiện bằng mắt thường phải không?

Sau đó hắn tạo tài khoản sale@mrnm-sg.com. Bằng cách sử dụng thủ thuật “Resending”, hắn đã gửi liên tục 3 email cho A cùng nội dung với email cuối cùng của B gửi cho A. Vậy là A, không chút phòng thủ, tin rằng email đó là thật mà mình vẫn trao đổi, chỉ Reply email trong các lần trao đổi sau.

bao_mat_email


Đã lừa được A, giờ tới B. Hacker mua tên miền aaa-vn.com. Như đã nói, việc đặt tên miền có phần đuôi quốc gia đằng sau rất phổ biến ở singapore, nơi mà các công ty đa quốc gia đặt trụ sở, dùng để phân biệt các trụ sở tại mỗi nước với nhau. Cũng bằng thủ thuật “Resending” , hacker lừa được B tin rằng vẫn đang nói chuyện với A.

Vậy là hacker đứng giữa cuộc trao đổi này, và kết quả là, A đã bị lừa chuyển tiền vào tài khoản của hacker mà vẫn tin rằng đã chuyển tiền cho B. Tất cả chỉ diễn ra trên email, và bắt nguồn là email của một bên đối tác bị hack, hậu quả thì rất lớn.

Đó là ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc nhận thức bảo mật đối với email của bạn, nhất là trong kỉ nguyên internet len lỏi vào trong mọi hình thức của đời sống, và email chính là đại diện của mỗi người trong thế giới mạng này.

1. Email và các thủ đoạn tấn công phổ biến

Ở phần này, tôi sẽ giới thiệu hai cách phổ biến mà các hacker thường dùng để ấy email của bạn và những tác động có thể xảy ra đối với không gian mạng của bạn.

Với email, thường có 2 phương thức để tấn công:

+ Email bị hack do sử dụng mật khẩu đơn giản, dễ dàng bị đoán hoặc sử dụng chung mật khẩu với các trang web khác.
+ Tấn công trực tiếp bằng phương pháp lừa đảo : Phishing.v
a. Hack mật khẩu
- Các kịch bản có thể xảy ra như sau: bạn có tài khoản trên trang henho.xxx , email bạn đăng kí tài khoản cùng với mật khẩu trùng với mật khẩu email và khi trang henho.xxx bị xâm nhập, email, mật khẩu của bạn sẽ được show ra. Bằng một công cụ có sẵn, hacker có thể đối chiếu chéo để thực hiện kiểm tra hàng loạt trên các trang web phổ biến ( facebook, yahoo, gmail, zalo, viber,... ) , bạn sẽ mất tài khoản ngay lập tức. Tuy nhiên, đó là thời internet còn chậm như rùa, mật khẩu của bạn được đại đa số các trang web lưu vào database ở dạng bản gốc ( mật khẩu là abc thì trong database cũng lưu abc ) - dạng cleartext.

 Ngày nay, các trang web đã biết bảo vệ người dùng hơn bằng cách “băm” - Hash - mật khẩu của bạn thành một chuỗi vô nghĩa rồi mới lưu xuống database, điều này giúp cho hacker dù có chiếm được database thì cũng không thể lấy được mật khẩu của bạn.

Nhưng có 1 điều bạn nên nhớ, không sử dụng mật khẩu đơn giản ( 8888888, 123454321,...) vì rất có thể sẽ bị truy ngược từ chuỗi vô nghĩa sau khi “băm” kia ra dạng plain-text một cách nhanh chóng.

Tôi đã từng thấy rất nhiều người sử dụng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản, rất nhiều, và không ngoại lệ, họ bị mất nhiều thứ mà họ không hề biết. Có thể nói là đây là phương pháp đầu tiên tôi sẽ sử dụng nếu muốn hack email 1 người.

Bạn có biết cách tài khoản Twitter của Facebook CEO Mark Zuckerberg bị xâm nhập như thế nào. Hacker đã lấy được tài khoản của Zuck từ vụ trang web LinkedIn rò rỉ dữ liệu người dùng trước đó, giải mã được mật khẩu đã được mã hóa, và thử thông tin đăng nhập này trên các trang web mạng xã hội và email, và chúng đã thành công khi hack được tài khoản Twitter và Pinterest của Zuckerberg” (Nguồn: http://thehackernews. acom/2016/06/hack-twitter-password.html)

bao_mat_email


Hãy nhớ, LinkedIn, Yahoo, NASA ... còn bị hack thì những trang web khác cũng có thể sẽ có ngày tới lượt, hãy hạn chế mật khẩu trùng và đơn giản vì rất có thể, khi một trang web trong chuỗi trùng nhau đó bị hack, một khi dữ liệu sẽ được public trên internet thì rủi ro sẽ rất lớn.

a. Phishing

 Phishing là phương thức vô cùng nguy hiểm, cũng tương tự thủ đoạn tôi đã giới thiệu trong phần bảo mật tài khoản facebook trong tạp chí Rocket Digital số tháng 2, hacker tạo trang giả mạo trang đăng nhập để lừa người dùng nhập tài khoản.

 Dưới đây là form đăng nhập được làm giả giống như form đăng nhập của gmail, không có bất kì sự khác biệt nào về giao diện. Mật khẩu “john856” sau khi “băm” trở thành chuỗi vô nghĩa “ad65d5054042fda44ba3fdc9cee80c6”

bao_mat_email


Tuy nhiên, thứ duy nhất để phát hiện lừa đảo nằm ở thanh địa chỉ - Url trang web, địa chỉ của các trang phishing thường đặt giống google, gây nhầm lẫn cho người dùng nếu không để ý.

 Ở đây, nếu để ý một chút thì người dùng sẽ nhận ra đây là trang giả mạo, đường dẫn hoàn toàn riêng biêt so với google.

bao_mat_email


Nhưng ở trường hợp dưới, tâm lí đề phòng của bạn sẽ bị đánh bại: Sử dụng kĩ thuật “data Url”, Url này nhìn có vẻ trỏ đến trang https://accounts.google.com/... và nội dung được tải từ trang đăng nhập của google. Nhưng không, đoạn mã nguồn của trang web thực sự nằm ở đoạn mã phía sau, với nội dung viết bởi hacker. Khi bạn submit tài khoản thì thông tin sẽ được gửi tới server của hacker. Với url như vậy thì đến cả những người hiểu biết công nghệ thông tin cũng bối rối. Kĩ thuật này quả thực rất tài tình. ( Nguồn: http://thehackernews.com/2017/01/ gmail-phishing-page.html )

Bạn đợi đến khi có gì đó xảy ra thì mới quan tâm đến bảo mật email của mình, có thể là chờ khi google báo tài khoản của bạn bị xâm nhập thì mới bắt đầu tìm cách phòng thủ? Lúc đó thì bạn đã muộn.

Kịch bản tồi tệ có thể diễn ra thế này: Trên email bạn có trao đổi 1 sơ đồ mạng, 1 tài khoản admin web, hay 1 tài khoản email dành cho bộ phận nhân sự hoặc kế toán chẳng hạn, hacker lấy được email bạn đồng nghĩa với việc hệ thống quan trọng của bạn đã có thể bị thỏa hiệp, trang web của bạn sẽ bị cài backdoor mà hacker thường gọi là shell, máy tính của bộ phận nhân sự có thể bị chiếm từ đó mạng lưới máy tính của cả công ty sẽ có nguy cơ bị xâm nhập. Thử đoán xem nếu công ty bạn là ngân hàng, điện lực hay sân bay, hậu quả sẽ khôn lường đến mức nào. Đó là những kịch bản thực tế mà các hacker thường sử dụng. Bạn không được mất cảnh giác, dù chỉ là 1 email bởi rất có thể nó sẽ trở thành “Gót chân Asin” trong workplace của bạn.

Bạn cần biết, công ty bạn có thể bị xâm nhập toàn bộ với chỉ 1 email của nhân viên thu ngân bị hack.

2. Lời khuyên

Những thủ đoạn trên đây chỉ là một phần trong rất nhiều cách thức hacker dùng để chiếm đoạt email của bạn và tôi chỉ giúp bạn nhận ra một phần nào đó về việc tại sao phải bảo vệ email và bảo mật nó như thế nào.

Khi nghĩ về bảo mật cho mình, hãy đặt mình vào tư thế ĐÃ bị hack thì mới có thể đưa ra những bước đi tốt nhất.

Theo kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên dùng extension/ addon Lastpass trong trình duyệt để lưu mật khẩu các trang web, và đặt mật khẩu truy cập Lastpass thật khó. Ứng dụng này giúp bạn không cần nhớ username hay mật khẩu của bất kì trang web nào, chỉ cần vào phần login của trang web, thông
tin đăng nhập sẽ tự động được Lastpass điền vào. Và khi đăng kí mới tài khoản thì cũng dùng Lastpass để sinh ra mật khẩu một cách ngẫu nhiên, hạn chế tuyệt đối khả năng sử dụng trùng mật khẩu và mật khẩu đơn giản. Nếu bạn thắc mắc nếu máy tính bạn bị xâm nhập, thì sẽ bị mất tất cả tài khoản trên Lastpass, như vậy có phải rủi ro hơn không. Bạn hãy nhớ, nếu hacker đã vào được máy bạn, thì bạn coi như đã “xong”. Lúc này trách nhiệm sẽ thuộc về frewall và antivirus trên máy bạn cùng với cách bạn secure các fle dữ liệu. Hãy đặt pass trên 8 kí tự, không dễ đoán, đại loại như ngàysinh+tên.

- Email chính nên chỉ sử dụng để gửi và nhận email. Dùng tài khoản email phụ để đăng kí các tài khoản. - Sử dụng xác thực 2 bước với email nếu có thể, và tối ưu nhất nên sử dụng phương thức Ứng dụng Authenticator - ứng dụng này sẽ tự tạo 1 mã 6 số khác nhau mỗi lần bạn đăng nhập và thật tuyệt là ứng dụng này có thể chạy offline. Không nên tin tưởng tuyệt đối vào việc sử dụng tin nhắn khi xác thực 2 bước vì nhà mạng cũng có thể bị xâm nhập và tin nhắn của bạn cũng có thể bị xem bởi hacker.

- Bất cứ nơi nào yêu cầu đăng nhập email, hãy đảm bảo đường link là chính xác. Với gmail, tên
miền cha trong đường link phải là google.com như https://accounts.google.com/ServiceLogin... , https://mail.google.com/mail/... Và phải bắt đầu bằng https:// . Các trường hợp ngoại lệ, tuyệt đối không đăng nhập.

Wednesday, March 29, 2017

Chẩn bệnh Website với Google Analytics trong 10 phút

Một trong những thông tin tôi luôn hỏi khách hàng hoặc doanh nghiệp của mình để bắt đầu một dự án luôn là tài khoản truy cập Google Analytics của họ!

google_analytics


Thật tình mà nói, tôi bị nghiện Data. Nghiện đến mức nếu không có dữ liệu chứng minh một giả thuyết gì đó, tôi khó lòng bị thuyết phục bởi những lời hứa hẹn từ bất kì một “chuyên gia” nào. Đó cũng là một trong những lý do khiến Digital Marketing trở nên vô cùng đáng tin trong bức tranh Marketing tổng thể của một doanh nghiệp. Cách Digital Marketing hoạt động khiến mọi thứ đều có thể đo lường được.

Tuy nhiên, đo lường một cách quá mức và không có mục tiêu cụ thể sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để đạt được những chỉ số (KPIs) vô nghĩa hoặc hoàn toàn sai lệch về mặt kinh doanh. Bài viết này sẽ là phần mở đầu của một chuỗi những bài viết về cách bạn nên đo lường và đánh giá sự hoạt động của các chiến thuật Digital Marketing (RACE) để đạt được mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp.

Vậy thì mục tiêu lớn nhất của một doanh nghiệp là gì? Và chỉ số đo lường nào mới thật sự có ý nghĩa? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời 2 câu hỏi tưởng như đơn giản, nhưng vô cùng phức tạp đó.

Tôi có thể khẳng định, nếu bạn đang đầu tư vào Digital Marketing ở bất kì hình thức nào – SEO, PPC, Social Media, Email Marketing, Content, Website, Funnel Marketing, thì không có một mục tiêu nào quan trọng hơn việc bán hàng!

Số tiền bạn kiếm được từ những người mua hàng trên website của mình là bao nhiêu? Đó là điều duy nhất bạn cần quan tâm. Tôi có viết một Ebook toàn tập về cách tiếp cận này sử dụng Google Analytics. Vậy thì làm sao bạn có thể bán được nhiều hàng trên website?

Hãy bắt đầu với công thức thần thánh:


  •  Sales = Traffc x Conversion Rate 
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi liệu cứ 100 người vào website của mình, thì bao nhiêu người sẽ mua hàng ngay từ lần đầu tiên? Con số sẽ không mấy lạc quan và bạn cần phải chấp nhận nó! Chỉ 1-3 người sẽ mua hàng trong số 100 vị khách viếng thăm website của bạn.

Nhưng tôi có tin vui cho các bạn. Con số đó chỉ là mức tiêu chuẩn của những doanh nghiệp kinh doanh Thương Mại Điện Tử khi họ hoàn toàn không biết cách đo lường và cải thiện chiến thuật Digital Marketing mà phó thác toàn bộ việc chuyển đổi cho website của mình. Trường hợp này cũng tương tự như việc bạn đưa cho một đứa trẻ đi bán hàng và bảo rằng hãy bán nhiều nhất có thể. Ngày qua ngày, bạn hy vọng đứa trẻ lớn hơn một chút, khôn hơn một chút, và sẽ bán được nhiều hàng hơn một chút. À! Không! Website của bạn là một đứa trẻ không bao giờ tự lớn lên được – và nó cũng hoàn toàn không biết cách rút kinh nghiệm để bán được nhiều hàng hơn. Chính bạn, những người quản lí doanh nghiệp mới phải cần đào tạo, thay đổi, và cải tiến website của mình thông qua các chỉ số cụ thể. “Đứa trẻ không bao giờ tự lớn lên” đó cần bạn! Đứa trẻ của doanh nghiệp tôi đang thực hiện bán được cho 3 người trong 3 tháng đầu, con số là 7 trong 3 tháng tiếp theo, và hiện tại, sau hơn 1 năm đào tạo, website của tôi đã có thể tự bán được cho 10/100 người khách.

Vậy thì làm sao bạn có thể dạy cho website của mình biết cách bán hàng tốt hơn khi nó hoàn toàn vô tri vô giác? Bạn cần quan sát cách website bán hàng. Tất nhiên là việc quan sát 24/24 luôn là thử thách với một người bận rộn như bạn – Google Analytics xuất hiện như một chiếc camera quan sát chỉ để làm công việc đó thay bạn. Và công việc của bạn đơn giản hơn rất nhiều khi phải dành 10 phút mỗi tuần để xem lại đoạn video mà Google Analytics thu nhặt được.

Vậy 10 phút đồng hồ đó, bạn nên xem những gì để có thể cải tiến website cũng như chiến lược cho Digital Marketing của doanh nghiệp? Tôi sẽ chỉ bạn!

1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp và tạo “Goal” tương ứng trong Google Analytics (2 phút) 


Một trong những điều thiếu sót của rất nhiều doanh nghiệp khi sử dụng Google Analytics tôi từng tư vấn đó là họ chưa cài đặt mục tiêu – Goals ngay từ ngày đầu website có lượt truy cập.

Goals Trong Google Analytics khác gì với mục tiêu của doanh nghiệp? Về cơ bản, quay lại công thức thần kì ở đầu bài viết, tất cả doanh nghiệp thương mại điện tử nên đặt mục tiêu cao nhất đó là bán hàng - doanh thu từ website.

Tuy nhiên, việc chỉ quan sát mục tiêu quan trọng nhất này sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội bán hàng trong tương lai gần. Như đã từng phân tích rất rõ trong Model RACE ở Tạp Chí Rocket Digital, doanh thu của bạn không chỉ đến từ buyer. Tôi có thể khẳng định, số lượng người sẽ mua hàng - liker của bạn luôn nhiều hơn rất nhiều so với những người sẵn sàng mua hàng trong lần truy cập đầu tiên. Chính việc quan sát cả tương tác của những liker khi truy cập website đã mở ra chìa khoá để bạn thay vì chỉ bán được 3 trong số 100 người, thì có thể bán cho 7,8 hay thậm chí 10 người như con số hiện tại tôi đạt được.

Goals đầy đủ trong Google Analytics sẽ bao gồm cả mục tiêu của buyer (Mua hàng), và liker! Trước khi đi sâu vào mục tiêu của Likers, hãy nhớ rằng, ngoài tối đa 3 người sẽ mua hàng, trong số 97 người còn lại, có đến 10 đến 20 người sẽ mua hàng của bạn nếu bạn biết cách convert họ (bước thứ 3 trong Model RACE). Con số chính xác tùy thuộc vào giới hạn ngân sách Digital của bạn.

Có 4 cách để lập Goals cho Likers trong Google Analytics.


  1.  Họ thực hiện một hành động mong muốn – Event (tải Ebook, xem video, bỏ hàng vào giỏ, checkout)
  2.  Họ truy cập website với thời gian lâu (hãy dựa vào chỉ số average session duration của bạn để đặt một giá trị thời gian phù hợp giúp phân loại được 10% hoặc 20% Likers)
  3.  Họ truy cập nhiều trang trong website của bạn (tương tự, bạn có thể dựa vào average pageper session để đặt giá trị cho mục tiêu này)
  4. Họ truy cập một trang đích đặc biệt (nếu bạn đang chạy một campaign giảm giá đặc biệt, khách hàng truy cập trang đích này có thể là những người Like bạn đang tìm kiếm) 

Tất cả những cài đặt đó có thể được thực hiện trong phần admin của Google Analytics.

Sau khi cài đặt tất cả những mục tiêu cho cả Liker và Buyers, bạn có thể dành ra vài phút mỗi tuần để xem tỉ lệ chuyển đổi từ Tab Conversions > Goals > Overview để đánh giá liệu doanh thu của bạn trong thời gian sắp tới có khả quan hay không.

Việc đo lường giá trị của 1 liker giúp bạn dự đoán được doanh thu của mình trong khoảng thời gian 2 tuần đến 1 tháng tiếp theo – tùy thuộc vào quy trình Sales của doanh nghiệp. Nếu bạn là một ông chủ và muốn biết rõ tình hình kinh doanh có khả quan hay không trong tương lai để điều chỉnh ngân sách marketing, chi phí một cách hợp lí thì bạn nhất định không thể bỏ qua chỉ số này của Google Analytics.

Toàn bộ quy trình được viết rõ trong Ebook Google Analytics Toàn Diện – quyển sách bán chạy nhất Amazon tháng 12-2016 về Web Analytics của Rocket Digital với giá chỉ
390.000đ.

2. Đâu là nguồn REACH mang lại cho bạn nhiều khách hàng chất lượng nhất? (3 phút) 


Các công cụ trong bước REACH của model RACE lúc nào cũng tiêu tốn nhiều tiền nhất của một dự án Digital Marketing vì bạn đang nhắm đến những người chưa biết nhiều về sản phẩm, dịch vụ của mình.

Liệu nếu chỉ nhìn vào các chỉ số Impression, Reach, hay thậm chí Click của Report SEO, Facebook Ads, Google Ads bạn đã có thể kết luận được mình đã đang đầu tư 1 cách thông minh và đúng đắn? Tôi khẳng định với bạn – Câu trả lời là không! Lý do ư? Dù bạn có tin đó là những con số ấn tượng, rằng càng nhiều impression, càng nhiều reach, càng nhiều Click thì ít nhất độ nhận dạng Thương hiệu của bạn cũng được tăng lên thì bạn cũng đừng quên rằng, tất cả mới chỉ ở bước reach và bạn mới chỉ tiếp cận được những strangers và knowers. Bạn cần phải tỉnh táo để nhận ra khả năng những strangers và knowers đến từ những nguồn đó liệu có thể chuyển thành liker và sau cùng là buỷe hay không!

Đầu tư vào những kênh REACH nào mang lại cho bạn những người knowers chất lượng nhất – đó là câu hỏi cần được trả lời bằng Google Analytics, chứ không phải từ bất kì reports nào khác. Bạn có thể đánh giá rất nhanh độ hiệu quả của các chiến thuật Reach dựa vào Report về Traffc. Truy cập Tab Acquisition > Traffc > Overview.

Hãy nhìn vào các chỉ số trong phần Behavior như Bounce Rate (tỉ lệ thoát), Pages/Sessions (số trang truy cập), Session Duration (thời gian truy cập) của các kênh Traffc khác nhau. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là nguồn reach hiệu quả nhất và loại bỏ ngay hoặc điều chỉnh những kênh còn lại để đạt hiệu quả cao hơn. Trong ví dụ, tôi có thể dễ dàng nhận ra 2 kênh traffc có vấn đề nghiêm trọng – đó là Display (Google Remarketing) và Paid Search (Google Adwords) khi độ tương tác của KNOWERS đến từ 2 kênh này rất kém so với những kênh chất lượng như Organic Search (SEO), Refferal (từ những trang web khác), Social Media (Facebook).

Buồn thay, 2 kênh kém chất lượng đó lại chính là nơi phần lớn số tiền đầu tư được rót vào. Nếu bạn muốn phân tích kĩ hơn những phần tử nhỏ hơn của những kênh này, bạn cần phải làm một chút thay đổi trong cách đo lường của mình mà tôi có đề cập rõ trong Ebook Google Analytics Toàn Diện. Bạn sẽ hiểu từ khoá nào, bài viết nào trên Facebook, trên các kênh PR, hoặc email nào đem lại nhiều visit chất lượng cho doanh nghiệp nhất và phát huy. Chỉ với 3 phút lướt qua report về Traffc, bạn đã có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền cho doanh nghiệp của mình trong việc cải thiện hoặc điều chỉnh các chiến thuật ở bước REACH.

3. Điều gì của website khiến khách hàng bỏ đi trước khi trở thành Likers? (5 phút)


Sau khi đã lướt qua 2 chỉ số của công thức thần kì là Sales và Trafifc, điều cuối cùng bạn nên dành thời gian để kiểm tra trong 10 phút ít ỏi của mình, chính là tỉ lệ chuyển đổi của website. Hay nói một cách khác, bạn cần tìm ra vấn đề khiến khách hàng của bạn bỏ đi trước khi trở thành những khách hàng tiềm năng.

Có hàng trăm lí do để khách hàng bỏ đi và có nhiều lí do bạn cần phải thật sự quan tâm vì nó đến trực tiếp từ chính bản chất website của bạn. Cách chẩn đoán nhanh nhất chính là nhìn vào những trang có lượng người truy cập cao nhưng tỉ lệ thoát cũng cao không kém. Nếu đã quen với Google Analytics, ắt hẳn bạn đã hình dung ra cách để xem report này là vào Tab Behavior > Site Content > All Pages và tìm ra những trang có Bounce Rate cao? Tôi có một Tip nhỏ cho bạn.

Nếu bạn phân vân không biết lựa chọn thay đổi trang nào giữa 2 trang có thông số tương tự nhau thế này:

  1.  Trang 1: 300 visits – 40% bounce rate
  2.  Trang 2: 150 visits – 60% bounce rate

Thì hãy làm một tuỳ chỉnh nho nhỏ, bấm vào nút Sort Type trên thanh công cụ, và chọn cách Sort theo Weighted. Bạn sẽ có câu trả lời chính xác cho thứ tự các trang cần thay đổi để tăng độ tương tác
của khách hàng.

Lưu ý: có những trang đích có đặt thù là Bounce Rate cao và bạn hoàn toàn có thể yên tâm không cần phải điều chỉnh những trang đó. Điển hình như trang “Cảm ơn bạn đã đặt hàng”. Đó thường là trang cuối trong 1 chuỗi Funnel. Ví dụ trong hình, trang thứ 3, instant-quote có bounce rate và visit cao nhưng hoàn toàn dễ hiểu vì đó là trang khách hàng gửi yêu cầu báo giá của họ.



Còn lại, những trang đích trong danh sách này nhưng lại nằm ở giữa chuỗi Funnel? Trang sản phẩm? Trang loại sản phẩm? Bạn sẽ làm gì với những trang đích khiến nhiều người thoát nhất? Bạn sẽ muốn kiểm tra xem liệu trang đích đó được thiết kế không khoa học, hoặc tốc độ chậm, hoặc hiển thị trên điện thoại kém, hoặc bất kì một lí do nào khác.

Đồng hồ đã chạy hết 10 phút và bạn đã có một list những việc cần làm cho tuần mới để cải thiện doanh thu online của mình – tôi cá là như vậy. Đó chính là công việc hàng tuần của tôi và thói quen này đã giúp tôi rất nhiều trong việc cải thiện việc bán hàng của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy đã với những gì tôi vừa chia sẻ, lời khuyên tốt nhất là bạn có thể nghiên cứu sâu hơn vào Google Analytics hoặc đặt mua quyển Ebook Google Analytics toàn diện với 09 chương phân tích chuyên sâu mà tôi đã dành hơn 1 năm để nghiên cứu, thực hành, và đúc kết lại những gì hay nhất, thiết thực nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Hãy tin vào những dữ liệu mà Google Analytics cung cấp cho bạn và hãy tập cách để nhìn vào những con số đó và đưa ra điều chỉnh phù hợp. Website của bạn sẽ mãi là một đứa trẻ không tự lớn được, trừ khi bạn có thể chỉ cho nó biết cách hoạt động tốt hơn mỗi ngày, và Google Analytics chính là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất cùng bạn trên chặng đường đó. 

Tuesday, March 28, 2017

Làm thế nào để thực hiện một bài phân tích xuất sắc về độ cạnh tranh trong SEO

Để đánh bại đối thủ cạnh tranh trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, bạn nhất định phải biết họ đang sử dụng các chiến thuật nào. Sau đây là các bí quyết để tổng hợp lại những phân tích chính xác và đầy đủ về đối thủ cạnh tranh.

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Khi bắt đầu thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), một trong những điều quan trọng cần làm trước tiên đó là bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Biết được mình đang đứng đâu giữa rừng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hoạch định được chiến lược và những chiến thuật cần thiết để đạt được mục tiêu SEO cho khách hàng của bạn, đồng thời cho phép bạn tập trung nỗ lực và đặt ra những kì vọng mang tính thực tiễn. Trong ebook về SEO – chuyện thần tiên ở xứ sở nước Úc, tôi có chia sẻ 03 lí do tại sao phân tích này lại cực kì quan trọng có thể quyết định thứ hạng SEO của bạn.

1. Trong bước đầu tiên của SEO – Phân Tích

Từ khóa – việc đánh giá đối thủ giúp bạn tìm được những từ khoá mà bạn có thể bỏ sót nếu chỉ tư duy từ góc độ khách hàng, hoặc doanh nghiệp của mình. Hơn ai hết, những đối thủ lên Top ở thời điểm bạn bắt đầu thực hiện chiến dịch SEO là những “người thành công”. Học hỏi từ họ không bao giờ là một điều thừa thải. Đôi lúc, bạn sẽ tìm được những từ khoá rất hot và hay chỉ bằng việc phân tích đối thủ của mình.

2. Mỗi trang web đều có một số điểm SEO nhất định, từ 1 đến 100. 


Nhưng bạn liệu có cần đạt 100 điểm SEO khi đối thủ lớn nhất của bạn chỉ đạt 69 điểm? Đó ắt hẳn là một công việc tốn công sức mà thực tế, bạn chỉ cần 70 điểm để có thể leo lên Top một cách dễ dàng trong tương lai. SEO là một trò chơi mà bạn không cần phải được cao điểm để giành chiến thắng. Bạn chỉ cần là người có số điểm cao nhất – không còn cách nào khác, bạn phải tìm ra ai à người đang giữ số điểm cao nhất đó.

3. Một trong những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp e ngại đầu tư cho SEO chính là vì thời gian sinh lợi của SEO khá lâu. 


Trong bước Reach, có thể nói, SEO và Content Marketing chính là 2 chiến thuật dài hơi nhất để mang lại traffic cho website của bạn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ Ttăng rank SEO cấp tốc – SEO lên top trong 1 đến 2 tháng. 

Tôi có thể khẳng định với bạn – Một người làm SEO thực thụ, sẽ không bao giờ hứa với bạn về thời gian lên top nếu chưa xem qua các đối thủ của bạn trên kết quả tìm kiếm! Đây chính là lí do thứ 3 bạn phải phân tích đối thủ của mình trước khi thực hiện SEO 1 dự án. Bạn sẽ biết khả năng từ khóa bạn có thể lên top là trong thời gian bao lâu. Tôi muốn nhấn mạnh, lên top ở đây nghĩa là sẽ không cần phải giữ thứ hạng hàng tháng nữa. Một khi từ khóa đã đạt top tìm kiếm, bạn chỉ cần rung đùi mà bán hàng thôi.

Vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu?


Sau đây là những câu hỏi bạn nên hỏi trước khi thực hiện phân tích. Ai là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của bạn? Cái gì đã mang lại kết quả cho họ mà bạn không làm? Khi nào thì họ tung ra nội dung của mình? Họ sẽ chia sẻ nội dung của mình ở đâu? Vì sao họ lại làm như thế? Họ làm như
thế bằng cách nào? Tất cả những câu hỏi này cần được trả lời một cách thông suốt, bởi lẽ câu trả lời sẽ là động lực trong chiến lược tối ưu hóa của bạn. Không ai phủ định việc tổng hợp lại các phân
tích về đối thủ cạnh tranh có thể rất phức tạp và tiêu tốn hàng đống thời gian của bạn. Nhưng đừng lo lắng, chỉ cần làm theo những bước dưới đây, việc phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

1. Hãy bắt đầu từ MỤC TIÊU của bạn khi thực hiện 1 dự án SEO!


Hãy bắt đầu từ mục tiêu của bạn. Công cụ đánh giá phù hợp trong việc phân tích bất kì đối thủ
cạnh tranh nào chính là việc công cụ đó giúp bạn có được những cái nhìn chính xác về khả năng
đạt được những mục tiêu chính đề ra của công ty. Ví dụ như bạn nhắm tới việc thu thập thêm nhiều
email của khách hàng tiềm năng, gia tăng độ nhận biết thương hiệu, bán hàng hoặc bất kì mục tiêu
nào. Hãy luôn nhớ rằng: thành công SEO sẽ phải đo lường được.

2 Xác định đối thủ cạnh tranh


Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn đang dùng kính lúp để soi vào những website đang xếp hạng trên những từ khóa mà công ty của bạn đang muốn nhắm tới. 

Ghi chú: Lời khuyên của tôi là hạn chế danh sách những từ khóa này đến dưới 10 từ khóa (lưu ý: nếu bạn kinh doanh Ecommerce và có rất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cần phải SEO, tôi khuyên bạn hãy bắt đầu với những loại sản phẩm, dịch vụ thế mạnh của bạn, thay vì làm phân tích tất cả). Trong khi mọi người đang muốn đưa vào bảng xếp hạng những cụm từ khóa trên Google càng nhiều càng tốt thì việc hoàn thành bản phân tích đối thủ cạnh tranh đúng thời hạn có thể mang lại sự khác biệt giữa thành công và thất bại. 

Đừng quá tham lam! Hãy chính xác và kịp thời. Vậy thì bạn nên lựa chọn từ khóa để đưa vào bảng phân tích của mình? Câu hỏi này đem bạn trở lại với công việc đầu tiên của một dự án SEO – tìm kiếm từ khóa cho doanh nghiệp nhưng đối với phân tích đối thủ, công việc này đơn giản hơn rất nhiều. 

Hãy chọn từ khoá ngắn, mô tả một nhóm sản phẩm, dịch vụ chủ lực của doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên tư duy một cách có cấu trúc, tổng thể, và đứng về phía nhu cầu của phần đông khách hàng nhiều hơn là đi tìm những chủ đề, từ khoá độc đáo, lạ lẫm, và chỉ phục vụ một nhu cầu của một đối tượng khách hàng rất nhỏ (Niche). 

Một khi bạn đã có trong tay danh sách các từ khóa, bạn có thể xác định 10 đối thủ cạnh tranh hàng đầu cho mỗi từ khóa. Thực hiện tìm kiếm cho mỗi từ khóa đích và ghi chú lại những website xuất hiện ở trang đầu trong những kết quả tìm thấy. 

Khi đã xác định được những website này, bạn chỉ việc tạo ra một danh sách ban đầu về các đối thủ cạnh tranh. Danh sách sau đó có thể thu hẹp lại chỉ bao gồm những đối thủ lớn nhất (lên top ở nhiều từ khóa ) hoặc có thể được tóm lại để tập trung vào những đối thủ cụ thể nếu quản lý của bạn yêu cầu. Một khi đã xác định được những đối thủ cạnh tranh chính, bạn có thể bắt đầu việc phân tích.

3 Đối thủ cạnh tranh có bao nhiêu trang được Index?


Số lượng backlink của một website được Google index là một trong những thước đo quan trọng để
bắt đầu bài phân tích này. Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ một website càng có nhiều trang được index đồng nghĩa với việc Google bot càng ưu tiên cập nhật tình trạng của trang web này. Có một câu hỏi
mà tôi đã từng trả lời cho rất nhiều người – đó là “Những thay đổi mang tính cải thiện SEO của một trang web mất bao lâu để được Google cập nhật trong bản Cache của mình?” 

– Câu trả lời đó chính là “tùy thuộc vào tần suất update website của bạn.” Hãy tưởng tượng, số lượng trang được index nó cũng giống như số viên gạch được xây dựng để làm nền cho cửa hàng của bạn. Khi cửa hàng càng lớn, càng hiện diện, tất nhiên, Google thừa hiểu, bạn là một ông lớn trong mảng kinh doanh đó, và cũng sẽ viếng thăm cửa hàng bạn thường xuyên hơn để đánh giá chất lượng của bạn. 

Cũng tương tự như thước đo sự lớn mạnh của các thương hiệu Franchise nằm ở việc có bao nhiêu cửa hàng mọc lên ở các ngã tư, ngã ba vậy! Để biết được có bao nhiêu trang web được Google “nhìn thấy”, bạn cần thực hiện lệnh: ”site://url” trong ô tìm kiếm. Ví dụ, bạn sẽ gõ: ”site:domain.com” vào ô tìm kiếm và chờ xem có bao nhiêu kết quả xuất hiện. 

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Hãy nhớ rằng các trang được Index sẽ chỉ ảnh hưởng đến việc cập nhật website của Googlebot chứ không phải việc xếp hạng SEO. Số lượng bài viết cũng như như số lượng đường dẫn chưa chắc đã đảm bảo cho việc xếp ở thứ hạng cao. Bạn có thể cập nhật 300 bài một tháng nhưng chỉ đạt được 100,000 lượt truy cập một năm. Ngược lại, chỉ với 15 bài viết mỗi tháng nhưng bạn có thể đạt được con số 500,000 lượt truy cập mỗi năm. Điều đó phụ thuộc vào khả năng SEO của bạn tốt đến đâu. Đừng hoảng sợ nếu đối thủ của bạn có số trang được Index gấp 10 lần bạn! 

Xét về khía cạnh phân tích đối thủ cạnh tranh, con số Index cao không đồng nghĩa với việc website đó là bất khả chiến bại. Nó cũng không đồng nghĩa với việc website sẽ được đánh giá tốt hơn hay đạt được thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, những điều này có mối tương quan. Tìm hiểu được website của đối thủ cạnh tranh có bao nhiêu trang được index sẽ đưa đến cho bạn một ý tưởng để tạo ra những nội dung có thể cạnh tranh được với đối thủ của bạn. Và điều này mang chúng ta đến phần tiếp theo – Cấu trúc On Page của trang web.

4 Nhìn xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang cấu trúc Trang Web như thế nào


Trong Ebook về SEO, tôi có đề cập đến một khái niệm rất quan trọng với SEO thời 4.0 (khi Google ra mắt thuật toán Google Hummingbird – đề cao từ khóa mang tính hội thoại nhằm giúp người sử dụng có thể tìm kiếm chính xác trang đích cho một từ khóa cụ thể - thay vì phải vào những trang quá
nhiều thông tin như trang chủ) đó chính là trang đích chuyên dụng (Dedicated Landing Page). Việc đối thủ có nhiều trang đích được index đồng nghĩa với việc khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của họ là tương đối cao. Điều này có thể là kết quả của việc các trang đích của đối thủ được cấu trúc tốt về mặt On-Page. Có 02 loại trang đích có thể được Rank Top nếu hội tụ 2 điều kiện – bổ sung cho nhau:
  1.  Cấu trúc On Page tốt.
  2.  Tương tác trên trang tốt (người dùng ở lại lâu trên trang, chia sẻ trang, hoặc đọc thêm những bài viết khác từ trang đích đó) Đây chính là lí do vì sao dù bạn có kinh doanh về E-commerce thuần túy, không có gì ngoài việc liệt kê ra những loại sản phẩm hoặc sản phẩm chi tiết thì đối với SEO, bạn vẫn phải chú trọng đến việc thêm nội dung chữ cho trang đích của mình. Nội dung đó không những phải được cấu trúc tốt về mặt On Page mà còn phải thật sự hấp dẫn người đọc. Nếu đối thủ của bạn đang làm tốt việc tạo ra những trang đích đạt chuẩn SEO, thì tôi e rằng, công việc của bạn sẽ khá vất vả nếu muốn đánh bại họ. Đầu tiên, hãy sử dụng một số công cụ để phân tích cấu trúc on-page website của họ và đánh giá sơ bộ về sự xuất sắc của đối thủ trong lĩnh vực này. Phân tích này thường áp dụng được cho các website trong lĩnh vực E-commerce. Tiếp theo, nếu nhận thấy đối thủ của bạn đang lên top nhờ vào những bài viết với đầy những nội dung đặc biệt, hãy phân tích về chiến thuật nội dung của họ. Phân tích này phù hợp với các website trong lĩnh vực đào tạo, blog, chia sẻ, funnel marketing, hoặc thị trường ngách. Bằng việc tham khảo nội dung của đối thủ, bạn có thể tìm ra được khán giả của mình muốn đọc những gì, cái gì làm họ hứng thú chia sẻ, họ chia sẻ bằng phương tiện gì và tại sao họ lại chia sẻ. Bạn cũng sẽ khái niệm chung nhất về các bài viết có nội dung thuộc hàng top đầu, từ đó xây dựng chiến lược viết bài hợp lí nhất cho công việc SEO của bạn. Hãy quan sát những nội dung sẵn có và sáng tạo để viết ra những nội dung mà Moz gọi là “Nội dung 10x”. Bạn có thể đánh bại đối thủ với chiến thuật này. HIểu đơn giản, “Nội dung 10x” chính là những bài viết có chất lượng tốt hơn 10 lần so với bất kì bài viết nào tôi có thể tìm thấy được trên Google hôm nay. “Nếu tôi không nghĩ là mình có thể làm được điều đó thì tôi sẽ không bao giờ cố gắng và ưu tiên đẩy những từ khóa đó lên top”. Khi xác định phải đương đầu với những ông lớn đã lên top từ rất lâu, hãy luôn nhớ rằng  độc đáo và tốt thôi thì chưa đủ! Bạn phải là tốt nhất. 

Có rất nhiều công cụ audit onpage có thể sử dụng (bạn có thể google từ khóa “on page audit” để tìm cho mình một công cụ phù hợp) - trong hình là ví dụ của http://www.seoptimer.com/.

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Buzzsumo cho phép bạn phân tích được những bài viết mới nhất và hấp dẫn nhất dựa trên 1 chủ đề cụ thể.

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


Tôi luôn có niềm yêu thích đặc biệt với CONTENT MARKETING. Trong Model RACE, content marketing và SEO là hai chiến thuật khó thực hiện nhất và mang lại hiệu quả lâu nhất, nhưng tin tôi đi. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất của câu nói “Khổ trước, sướng sau”. Nhìn xem nội dung của đối thủ là gì, bạn có thể trả lời được câu hỏi “Đối thủ cạnh tranh đang viết những gì để có được sự lan truyền, tính tương tác xã hội, lượng người truy cập tự nhiên tốt đến vậy” Tính lan truyền: Nhìn vào những bài viết được nhiều lượng người đọc, chia sẻ và nhận được nhiều phản hồi tích cực, điều này sẽ giúp bạn rút ra được nội dung như thế nào thì tốt. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng, chỉ với một ý tưởng được lan truyền không có nghĩa là nó sẽ được lan truyền thêm một lần nữa. Điều chúng ta cần tìm kiếm ở đây là sự cộng hưởng: làm thế nào để nội dung đó truyền đạt được cho người đọc và làm thế nào để họ phản ứng lại với nó. Một khi chúng ta tìm được nội dung có thể cộng hưởng được với khán giả, chúng ta có thể viết được những nội dung có thể đưa đến những phản ứng tương tự. Tôi cá là không ít người đọc hiện nay có thói quen để lại bình luận sau những bài viết để nêu lên quan điểm
cá nhân của họ. Và bạn hãy bắt đầu từ đó để tìm ra thỏi nam châm cho chủ đề của mình. Tương tác xã hội: Sử dụng một công cụ được gọi là BuzzSumo. Đây là một trong những công cụ tìm kiếm xu hướng nội dung yêu thích của tôi. Chắc chắn bạn sẽ tìm ra được cách tiếp cận mới mẻ và độc đáo cho những bài viết của mình khi nhìn vào những kết quả có sẵn đã được index trên Google trong báo cáo được cập nhật theo thứ tự thời gian của Buzzsumo. Hãy tìm lần lượt những từ khoá trong danh sách ban đầu của mình trong Buzzsumo để xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho những nội dung mình sẽ viết. Lượng truy cập tự nhiên: nhìn vào những trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERPs) cho những
từ khóa được cho sẵn, bạn có thể nhận thấy nội dung đó đã đạt được lượng truy cập tự nhiên tốt như thế nào. Nhận biết được nội dung đó đã đạt được lượng truy cập tự nhiên tốt như thế nào rất quan trọng, bởi lẽ, bạn muốn tìm xem cách mà Google index loại nội dung đó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chỉ bởi nội dung của một website được xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm, không có nghĩa rằng những nội dung tương tự cũng sẽ rank top. Chúng ta đơn giản chỉ đang đánh giá mọi thứ theo mặt cấu trúc như kiểu đếm số lượng từ, xem ai là người viết ra nội dung, khi nào nên đăng tải nội dung, tại sao bài viết ra đời và cấu trúc văn bản sử dụng trong bài viết là gì. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra nội dung chất gấp 10 lần như vậy để đánh bại nó.

5 Kiểm tra Profile Backlinks của đối thủ cạnh tranh 



Nếu như số điểm SEO từ việc làm tốt cấu trúc Onpage chỉ mang lại tối đa 25/100 điểm và đòi hỏi
rất nhiều công sức và sự sáng tạo, thì Backlinks (OffPage) lại là sự lựa chọn dễ hơn nhiều đối với nhiều dịch vụ SEO hiện nay ở Việt Nam. Tôi luôn có một giả thuyết về các đối thủ của mình khi đọc bản phân tích onpage rất thiếu thuyết phục của họ, đó là “họ đang lên top nhờ backlink”! 

Đó cũng chính là công đoạn tiếp theo. Đối thủ của bạn sở hữu bao nhiêu backlink và quan trọng hơn, những Backlink đó đến từ đâu. Cũng giống như nội dung, số lượng đường dẫn không phải là cách để xây dựng một cơ sở vững chắc cho việc Rank Top. Nếu đối thủ của bạn có 300,000 đường dẫn, những đường dẫn đó liệu thật sự có ích cho SEO và trông nó như thế nào? Bạn có nên hoảng sợ khi nhìn thấy một đế chế backlink đồ sộ từ đối thủ? 

Hai trường hợp dưới đây hoàn toàn khác nhau! 

  1.  Đường dẫn từ những trang listing có chất lượng thấp 
  2.  Đường dẫn từ các bài báo từ website quảng cáo 
  3.  Đường dẫn từ những website cá độ cờ bạc được xếp hạng cao 
  4.  Đường dẫn từ những trang khiêu dâm được xếp thứ hạng cao 
  5.  Đường dẫn từ những bài viết no-follow với bình luận lung tung không liên quan

Hoặc là nhìn những website đó sẽ giống như thế này? 

  1.  Đường dẫn từ website giáo dục 
  2.  Đường dẫn từ các website của chính phủ 
  3.  Đường dẫn từ các website có thẩm quyền cao 
  4.  Đường dẫn từ các trang web có dịch vụ và sản phẩm tương tự khác 
  5.  Đường dẫn từ các bài viết không có những bình luận spam 
Bạn có thể có đến 300,000 đường dẫn, tuy nhiên, chia buồn với bạn! Profile Backlink của bạn khá thảm hại nếu phần lớn backlink của bạn được mô tả ví dụ đầu tiên. Những đường dẫn như vậy thường sẽ mang lại kết quả không mấy khả quan cho SEO của bạn. Khả năng bị phạt bởi Google Penguine là rất cao dẫn đến việc website của bạn rớt top mãi mãi. 

Điều chính cần lưu ý ở đây khi phân tích Backlink của đối thủ, chính là nếu bạn muốn cạnh tranh một cách sáng suốt và nhanh chóng đánh gục họ, hãy tuân thủ các quy tắc khi xây dựng backlink mà tôi đã đề cập từ bài viết về SEO trong số tạp chí tháng 2, đồng thời học hỏi thêm từ những backlink chấtlượng của đối thủ. Nếu đối thủ cạnh tranh đang sử dụng Backlink xấu để đạt thứ hạng cao, bạn có thể hoàn toàn trở nên khác biệt bằng cách đi theo con đường chính thống hơn của Whitehat SEO. Đừng luôn cho rằng đối thủ cạnh tranh đang đứng TOP làm tất cả mọi thứ đều đúng. Đây là điều những người làm SEO có ít kinh nghiệm nhất đang làm chính mình bị sập bẫy.

Làm sao bạn có thể biết liệu ĐỐI THỦ CỦA BẠN CÓ SỬ DỤNG BLACKHAT SEO hoặc bạn đang sử dụng 1 dịch vụ SEO không chính thống? Hãy để ý những dấu hiệu sau:

phan_tich_canh_tranh_trong_seo


1. Tỉ lệ DO FOLLOW và NO FOLLOW backlink:

  •  Thông thường, nếu là backlink được xây dựng tự nhiên, tỉ lệ này sẽ luôn thấp hơn 9-1. 

2. Kiểm tra đoạn văn bản có chứa backlink:
  •  Anchor Text - thông thường sẽ là NAKED TEXT (chính là domain của doanh nghiệp). Nếu có nhiều những văn bản khác có gắn link như hình ảnh, từ khóa, thì khả năng cao, đối thủ đang sử dụng Backlink bẩn.
3. Tiếp theo là kiểm tra địa điểm của các website trỏ về trang đích của đối thủ. 

Bạn có thể dễ dàng nhận ra những trang web ở những nước không liên quan đang xây dựng backlink cho đối thủ của mình - hẳn là một điều không bình thường tí nào.

Cuối cùng, để phân tích sâu hơn, bạn có thể trực tiếp vào 1 số đường link trong báo cáo chi tiết của SEO Spy Glass. Đây là lúc bạn vừa soi, vừa học hỏi được những nguồn backlink hay của
đối thủ. 

SEO Spyglass là một công cụ phân tích Backlink khá toàn diện của SEO Powersuite. Báo Cáo 360 độ - Kết hợp tất cả những điều này lại với nhau Bằng cách kiểm tra đối thủ cạnh tranh của bạn và cải thiện dựa trên điểm mạnh của họ (đồng thời tránh những điểm yếu của họ), một sách lược đúng đắn sẽ giúp dự án tiếp theo của bạn xếp vị trí dẫn đầu trong SERPs. Đừng bao giờ ngại đào sâu vào hang thỏ. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên về những gì bạn tìm thấy.

Monday, March 27, 2017

Bảng code mã màu dùng cho lập trình HTML và CSS

Hôm nay, Blog LuuAnh.com chia sẻ đến độc giả bảng code mã màu dùng cho lập trình HTML và CSS.


code_ma_mau

Bảng mã màu này có rất nhiều thể loại, đặc biệt có sẵn luôn ô màu để cho các bạn lựa chọn đúng mã cho màu các bạn thích.

Công việc còn lại của các bạn chỉ là nhìn bảng màu, chọn màu mà hợp với sở thích rồi copy mã màu và dùng cho HTML và CSS để có được những kiểu dáng đẹp nhất.

Để tùy chỉnh độ màu hơn nữa, với độ chính xác cao tuyệt đối, các bạn click vào link tại đây và tiến hành điều chỉnh màu qua 2 dấu chấm ở chiều ngang và rộng trên bảng màu để lấy mã chính xác nhất.

bang_code_ma_mau


Chúc các bạn thành công với những phong cách màu hài hòa cho riêng mình!
Màu sắc gần màu đỏ
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
57hạt dẻhatdeIndianRed#CD5C5Cchọn
66san hô nhạtsanhonhatLightCoral#F08080chọn
120cá hồicahoiSalmon#FA8072chọn
33cá hồi đậmcahoidamDarkSalmon#E9967Achọn
20đỏ thẫmdothamCrimson#DC143Cchọn
116đỏdoRed#FF0000chọn
44đỏ ngóidongoiFireBrick#B22222chọn
32đỏ tốidotoiDarkRed#8B0000chọn
Màu sắc gần màu hồng
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
112hồnghongPink#FFC0CBchọn
71hồng nhạthongnhatLightPink#FFB6C1chọn
56hồng tươihongtuoiHotPink#FF69B4chọn
39hồng thẫmhongthamDeepPink#FF1493chọn
92hồng tímhongtimMediumVioletRed#C71585chọn
108hồng táihongtaiPaleVioletRed#D87093chọn
Màu sắc gần màu cam
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
72cá hồi nhạtcahoinhatLightSalmon#FFA07Achọn
17san hôsanhoCoral#FF7F50chọn
135cà chuacachuaTomato#FF6347chọn
103cam đỏcamdoOrangeRed#FF4500chọn
30cam đậmcamdamDarkorange#FF8C00chọn
102camcamOrange#FFA500chọn
Màu sắc gần màu vàng
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
50vàngvangGold#FFD700chọn
142màu da bưởibuoiYellow#FFFF00chọn
78bưởi nhạtbuoinhatLightYellow#FFFFE0chọn
64vàng savangsaLemonChiffon#FFFACDchọn
68mật đông nhạtmatdongnhatLightGoldenRodYellow#FAFAD2chọn
109khói đu đủkhoiduduPapayaWhip#FFEFD5chọn
96rắn hổ mangranhomangMoccasin#FFE4B5chọn
110khói quả đàokhoiquadaoPeachPuff#FFDAB9chọn
105mật đông táimatdongtaiPaleGoldenRod#EEE8AAchọn
60ka kikakiKhaki#F0E68Cchọn
27ka ki đậmkakidamDarkKhaki#BDB76Bchọn
Màu sắc gần màu tím
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
134cây kếcaykeThistle#D8BFD8chọn
113màu trái mậnmanPlum#DDA0DDchọn
137tímtimViolet#EE82EEchọn
104phong lanphonglanOrchid#DA70D6chọn
47hoa vân anhhoavananhFuchsia#FF00FFchọn
Xem
Ghi chú 1

Y như: Magenta – SND 82
82thuốc nhuộmthuocnhuomMagenta#FF00FFchọn
Y
như: Fuchsia – SND 47
86phong lan trungphonglantrungMediumOrchid#BA55D3chọn
87tía trungtiatrungMediumPurple#9370D8chọn
11tím lamtimlamBlueViolet#8A2BE2chọn
38tím tốitimtoiDarkViolet#9400D3chọn
31phong lan tốiphonglantoiDarkOrchid#9932CCchọn
28thuốc nhuộm tốithuocnhuomtoiDarkMagenta#8B008Bchọn
115tíatiaPurple#800080chọn
58chàmchamIndigo#4B0082chọn
127lam phiếnlamphienSlateBlue#6A5ACDchọn
35lam phiến tốilamphientoiDarkSlateBlue#483D8Bchọn
Màu sắc gần màu xanh lá cây
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
54vàng lụcvanglucGreenYellow#ADFF2Fchọn
15rượu tu việnruoutuvienChartreuse#7FFF00chọn
63xanh cỏxanhcoLawnGreen#7CFC00chọn
79chanhchanhLime#00FF00chọn
80lục chanhlucchanhLimeGreen#32CD32chọn
106lục táiluctaiPaleGreen#98FB98chọn
70lục nhạtlucnhatLightGreen#90EE90chọn
90lục xuân trunglucxuantrungMediumSpringGreen#00FA9Achọn
130lục xuânlucxuanSpringGreen#00FF7Fchọn
88lục biển trunglucbientrungMediumSeaGreen#3CB371chọn
122lục biểnlucbienSeaGreen#2E8B57chọn
46lục rừnglucrungForestGreen#228B22chọn
53lụclucGreen#008000chọn
26lục đậmlucdamDarkGreen#006400chọn
143lục vànglucvangYellowGreen#9ACD32chọn
101xám oliuxamoliuOliveDrab#6B8E23chọn
100oliuoliuOlive#808000chọn
29lục oliu đậmlucoliudamDarkOliveGreen#556B2Fchọn
84nước biển trungnuocbientrungMediumAquaMarine#66CDAAchọn
34lục biển tốilucbientoiDarkSeaGreen#8FBC8Fchọn
73lục biển nhạtlucbiennhatLightSeaGreen#20B2AAchọn
23xanh lơ đậmxanhlodamDarkCyan#008B8Bchọn
133mòng kếtmongketTeal#008080chọn
Màu sắc gần màu xanh dương
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
3nước lơnuocloAqua#00FFFFchọn
Xem
Ghi chú 1

Y như: Cyan – SND 21
21xanh lơxanhloCyan#00FFFFchọn
Y
như: Aqua – SND 3
67xanh lơ nhạtxanhlonhatLightCyan#E0FFFFchọn
107ngọc lam táingoclamtaiPaleTurquoise#AFEEEEchọn
4nước biểnnuocbienAquamarine#7FFFD4chọn
136ngọc lamngoclamTurquoise#40E0D0chọn
91ngọc lam trungngoclamtrungMediumTurquoise#48D1CCchọn
37ngọc lam tốingoclamtoiDarkTurquoise#00CED1chọn
14lam học viênlamhocvienCadetBlue#5F9EA0chọn
131xanh thépxanhthepSteelBlue#4682B4chọn
77xanh thép nhạtxanhthepnhatLightSteelBlue#B0C4DEchọn
114lam bộtlambotPowderBlue#B0E0E6chọn
65lam nhạtlamnhatLightBlue#ADD8E6chọn
126da trờidatroiSkyBlue#87CEEBchọn
74da trờI nhạtdatroinhatLightSkyBlue#87CEFAchọn
40da trời đậmdatroidamDeepSkyBlue#00BFFFchọn
42lam tinh ranhlamtinhranhDodgerBlue#1E90FFchọn
18lam hoa bắplamhoabapCornflowerBlue#6495EDchọn
89lam phiến trunglamphientrungMediumSlateBlue#7B68EEchọn
118xanh hoàng giaxanhhoanggiaRoyalBlue#4169E1chọn
10lamlamBlue#0000FFchọn
85trung lamtrunglamMediumBlue#0000CDchọn
22lam tốilamtoiDarkBlue#00008Bchọn
98xanh dương đậmxanhduongdamNavy#000080chọn
93lam nữa đêmlamnuademMidnightBlue#191970chọn
Màu sắc gần màu nâu
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
19tơ bắptobapCornsilk#FFF8DCchọn
9hạnh táihanhtaiBlanchedAlmond#FFEBCDchọn
7sứsuBisque#FFE4C4chọn
97trắng mọitrangmoiNavajoWhite#FFDEADchọn
139lúa mìluamiWheat#F5DEB3chọn
13gỗgoBurlyWood#DEB887chọn
132màu ram nắngramnangTan#D2B48Cchọn
117nâu hồngnauhongRosyBrown#BC8F8Fchọn
121nâu cátnaucatSandyBrown#F4A460chọn
51mật đôngmatdongGoldenRod#DAA520chọn
24mật đông tốimatdongtoiDarkGoldenRod#B8860Bchọn
111peruperuPeru#CD853Fchọn
16sôcôlasocolaChocolate#D2691Echọn
119da nâudanauSaddleBrown#8B4513chọn
124đất sắt nâudatsatnauSienna#A0522Dchọn
12nâunauBrown#A52A2Achọn
83pháo hoangphaohoangMaroon#800000chọn
Màu sắc gần màu trắng
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
140trắngtrangWhite#FFFFFFchọn
129tuyếttuyetSnow#FFFAFAchọn
55sương mật ongsuongmatongHoneyDew#F0FFF0chọn
94kem bạc hàkembachaMintCream#F5FFFAchọn
5trắng LHQtranglhqAzure#F0FFFFchọn
1lam AlicelamaliceAliceBlue#F0F8FFchọn
49trắng matrangmaGhostWhite#F8F8FFchọn
141khói trắngkhoitrangWhiteSmoke#F5F5F5chọn
123vỏ sòvosoSeaShell#FFF5EEchọn
6bebeBeige#F5F5DCchọn
99dây buộc cũdaybuoccuOldLace#FDF5E6chọn
45trắng bông hoatrangbonghoaFloralWhite#FFFAF0chọn
59ngàngaIvory#FFFFF0chọn
2trắng đồ cổtrangdocoAntiqueWhite#FAEBD7chọn
81vải lanhvailanhLinen#FAF0E6chọn
62oải hương ửng đỏoaihuongungdoLavenderBlush#FFF0F5chọn
95khói hồngkhoihongMistyRose#FFE4E1chọn
Màu sắc gần màu xám
SNDTên màuTSGGMLHTMLMã TLP RGB
48trotroGainsboro#DCDCDCchọn
69xám nhạtxamnhatLightGrey#D3D3D3chọn
Xem
Ghi chú 1
125bạcbacSilver#C0C0C0chọn
25xám đậmxamdamDarkGray#A9A9A9chọn
Xem
Ghi chú 1
52xámxamGray#808080chọn
41tốitoiDimGray#696969chọn
76xám phiến nhạtxamphiennhatLightSlateGray#778899chọn
128xám phiếnxamphienSlateGray#708090chọn
36xám phiến tốixamphientoiDarkSlateGray#2F4F4Fchọn
8đendenBlack#000000chọn

Sóc lọ thường xuyên có tốt không? Thủ dâm đúng cách

Sóc lọ là gì ? Nếu như được thực hành hợp lý, đều đặn thì sở hữu ích cho sức khoẻ nam giới như: khi tự sướng sẽ đạt được khoái cảm giúp cho ...

Bài viết được quan tâm nhiều