Friday, February 10, 2017

5 cách đơn giản để thống trị kết quả tìm kiếm địa phương năm 2017

Làm sao để có được kết quả tìm kiếm địa phương năm 2017 cao như ý muốn? Hôm nay tôi cùng các bạn sẽ tìm hiểu về 5 phương pháp đơn giản để có được kết quả SEO Local đẹp như mong đợi.

seo_dia_phuong_nam2017
Là một người làm dịch vụ SEO, chúng ta hiểu SEO luôn thay đổi từng ngày từng giờ, các thuật toán của Google luôn luôn đổi mới để đánh giá các website, cho ra các kết quả tốt nhất cho người dùng tìm kiếm. Khi nói đến SEO địa phương hay SEO Local, chúng ta đều biết đó là một điều rất quan trọng và không hề đơn giản, đó là cả một chiến lược, cả một kế hoạch kỳ công tối ưu On page và Off page cho website của bạn để cho khách hàng có thể tìm kiếm được bạn, đặc biệt là những khách hàng tại địa phương đầy tiềm năng. 

SEO địa phương ngày càng diễn ra gay gắt, và nếu bạn không cố gắng ngay từ bây giờ thì rất có thể bạn sẽ không có được vị trí xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm, để lọt chỗ đắc địa vào tay đối thủ thì quả là thảm họa!

Dưới đây là 5 chiến lược SEO địa phương cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất trong bất kỳ chiến dịch SEO địa phương nào của bạn.

1. Đầu tiên vẫn là vấn đề về tiêu đề và mô tả:

Tiêu đề và mô tả là những yếu tố đầu tiên bạn cần tùy chỉnh để phản ánh nội dung trang web của bạn. Hai phần tiêu đề và mô tả đều được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, là những câu giới thiệu đầu tiên về doanh nghiệp của bạn mà khách hàng nhìn thấy trên công cụ tìm kiếm. Nó giống như một lời mời chào, lời quảng cáo đầu tiên của bạn do đó hãy cố gắng, cân nhắc thật kỹ để thu hút khách hàng truy cập vào website của bạn.
seo_dia_phuong
Năm ngoái, Google đã thực hiện cập nhật tăng kích thước của khu vực kết quả tìm kiếm lên tới 600px. Sau đợt cập nhật này của Google, trên công cụ tìm kiếm của họ sẽ cho kết quả tìm kiếm xuất hiện với tiêu đề dài khoảng 50 đến 60 ký tự, phần mô tả có thể dài từ 160 đến tận 200 ký tự. Nhiệm vụ của bạn là hãy tận dụng không gian này một cách khôn khéo nhất để đảm bảo rằng bạn không dùng tiêu đề và mô tả quá dài dẫn đến bị cắt bớt trên kết quả tìm kiếm hoặc dùng quá tiết kiệm lãng phí.

Nếu bạn đang dùng Wordpress bạn hãy sử dụng ngay Plugin Yoast by SEO đây là công cụ hỗ trợ SEO rất tốt, hoặc sử dụng SEOmofo để đánh giá trực tiếp xem tiêu đề và mô tả của bạn đã sử dụng hết không gian cho phép chưa.

Dưới đây là hình ảnh khi sử dụng SEOmofo để kiểm tra hiển thị website trên kết quả tìm kiếm của Google:
seo_dia_phuong_hieu_qua
Còn đây là hình ảnh của tôi sử dụng Yoast by SEO trên Wordpress, chắc chắn cái này quá quen thuộc với hầu hết chúng ta rồi.
cach_seo_dia_phuong_hieu_qua_nam_2017
Viết tiêu đề và mô tả thế nào được coi là một nghệ thuật của người làm SEO. Trong một biển kết quả tìm kiếm, nếu bạn không đặc biệt nhất, ngắn gọn nhất và cần thiết nhất trong mắt người dùng, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ click vào website của bạn và như thế một lượng khách hàng không hề nhỏ cũng có thể dễ dàng bỏ bạn mà đi. Việc viết tiêu đề hoặc mô tả quá dài làm cho Google Seach hiện kết quả bị cắt bớt câu văn của bạn đi và thay bằng ba dấu ... đôi khi làm cho bạn thiếu chuyên nghiệp đi với khách hàng! Đặc biệt khi mà bị cắt dở giữa câu và đoạn còn lại trở nên vô nghĩa hay chuyển sang một nghĩa khác thì đúng là một thảm họa cho website của bạn.

Lời khuyên của tôi dành cho các bạn khi viết mô tả và tiêu đề là:

  1.   Hãy sử dụng không gian cho phép hiển thị một cách khoa học nhất, và hãy cung cấp lên đó những thông tin quý giá, đáng chú ý nhất, thu hút nhất.
  2.   Nếu bạn đang muốn nhắm tới tiếp cận khách hàng tại địa phương hãy thêm một số từ chỉ địa danh ở địa phương của bạn ví dụ như Gia Đình Sữa Bột Hà Nội chẳng hạn, sẽ thu hút người tìm kiếm mua sữa tại Hà Nội hơn nhiều so với một kết quả hiển thị là Gia Đình Sữa ở Buôn Ma Thuật!
  3.  Tập trung sử dụng các từ khóa mục tiêu, đưa các từ khóa xuất hiện càng sớm càng tốt.
Hãy nhớ rằng nếu doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, bạn có cơ hội lôi kéo họ truy cập vào liên kết website của bạn và đó có khả năng rất cao là một khách hàng tiềm năng vì thế đừng bỏ lỡ, lãng phí bất kỳ một ai.

2. Website địa điểm trực tuyến và danh sách doanh nghiệp địa phương:

Theo Google, nếu có 5 người dùng tìm kiếm thì có đến 4 người sử dụng dịch vụ của họ để tìm kiếm doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên,  rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bỏ lỡ cơ hội rất tốt để tiếp cận khách hàng này vì không công bố họ trong một danh sách doanh nghiệp địa phương trực tuyến.
Điều quan trọng là doanh nghiệp của bạn cần được liệt kê một cách chính xác và nhất quán trên các website địa điểm trực tuyến như Yelp ở Mỹ, City search, hay Merchant Circle còn ở Việt Nam ta có DiaDiem.com,... Bạn hãy tìm kiếm các trang báo địa phương, các website địa điểm của thành phố để có thể công bố doanh nghiệp của bạn lên các danh sách trực tuyến.
huong_dan_seo_dia_phuong_nam_2017
Hãy nhớ rằng bạn cần cung cấp thông tin của doanh nghiệp là duy nhất và nhất quán, tiến sâu nữa, bạn có thể tìm cách đưa thông tin doanh nghiệp của bạn lên các trang tổ hợp dữ liệu lớn như Infogroup, NeustarAcxiom và Factual. Các sai sót như sai chính tả, từ viết tắt, sai số điện thoại cũng có thể làm cho Google không thể xác định được thông tin doanh nghiệp của bạn là chính xác. Nếu Google không xác định được thông tin là chắc chắn đúng đắn, có thể họ sẽ không hiển thị thông tin doanh nghiệp của bạn đúng hoặc tệ hơn là không hiển thị thông tin doanh nghiệp của bạn.

3. Google My Business (Doanh nghiệp địa phương của tôi ) :


Google My Business là dịch vụ quản lý địa địa doanh nghiệp trên Google Map và Google Plus Page được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Bing cũng cung cấp dịch vụ tương tự, các bạn có thể tham khảo thêm theo link  https://www.bingplaces.com/. Tuy là hoàn toàn miễn phí nhưng nó lại mang lại một lượng khách hàng lớn tại địa phương cho bạn và là điều các SEOer đều rất thèm muốn do được hiển thị kết quả ở vị trí đầu tiên, nổi bật nhất như hình ảnh ở dưới đây.
tim_kiem_dia_phuong
Trước đây, khi mới bắt đầu học SEO, tôi cũng rất khó khăn mới có thể xác nhận được địa điểm doanh nghiệp của mình. Cách xác nhận cũng khá đơn giản nhưng lại bị nhiều người không muốn chia sẻ do có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, tăng sự cạnh tranh của họ. Google chỉ cho phép gửi thư nhận mã xác nhận nhưng gần như tất cả chúng ta đều không có nhận được thư, hoặc nhận được mã xác nhận thì cũng đã quá 30 ngày không còn tác dụng nữa rồi. Để có thể xác nhận được doanh nghiệp với Google My Business mời các bạn đọc thêm bài viết này của tôi có hướng dẫn chi tiết: Cách xác nhận địa điểm trên Google Map.

Sau khi xác nhận được địa chỉ doanh nghiệp bạn hãy hoàn thành tất cả các mục như giờ giấc, số điện thoại, tải ảnh của doanh nghiệp, logo lên, càng nhiều càng tốt. Chăm chỉ đăng bài nữa là được Google đánh giá rất cao.

4. Đánh giá trực tuyến:

Các doanh nghiệp đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của đánh giám nhận xét từ chính khách hàng của họ. Qua một khảo sát cho thấy có 84% người dân tin tưởng vào một đánh giá hay ý kiến cá nhân trực tuyến và có 70% khách hàng sẵn sàng để lại đánh giá nhận xét cho doanh nghiệp khi được nhờ trợ giúp từ chính doanh nghiệp.

Tháng 9 năm 2016 Google cập nhật thêm đánh giá từ các Website khác trên kết quả tìm kiếm của Google Seach. Hai nơi lớn mà bạn nên tập trung vào thu hút đánh giá nhận xét tích cực từ khách hàng đó chính là Facebook và Google My Business. Google cũng cho biết thêm rằng kết quả đánh giá tốt có thể ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của website trên bảng xếp hạng tìm kiếm của họ.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm một số mạng xã hội khác cho phép người dùng nhận xét đánh giá về doanh nghiệp của bạn như Hootsuite hay Tinytorch,... còn rất nhiều trang nữa các bạn tìm hiểu thêm nhé.

5. Sử dụng công cụ đánh dấu dữ liệu có cấu trúc:

Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc thường được gọi là đánh dấu Schema.org có thể được thêm vào code website của bạn để cung cấp thông tin về doanh nghiệp của bạn cho công cụ tìm kiếm. Trên thế giới chỉ có 31,3% các website được đánh dấu dữ liệu cấu trúc và hầu hết mới dừng lại ở những đánh dấu cơ bản nhất. Bạn có thể làm cho doanh nghiệp địa phương của bạn nổi bật (và có thể xếp hạng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn) nếu bạn thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho trang web của bạn.

Google muốn bạn sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc vì nó giúp bot của họ xác định tốt hơn nội dung trang web của bạn là về chủ đề, lĩnh vực gì. Google cũng cung cấp luôn một công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc của bạn

5_cach_seo_dia_phuong

Bạn cũng có thể sử dụng Webmaster Tool của Google để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho website của bạn. Lưu ý rằng bạn cần kết nối website của bạn với Webmaster Tool từ trước thì mới có thể làm việc được. Để dùng webmaster tool đánh dấu dữ liệu có trúc các bạn truy cập vào liên kết sau: https://support.google.com/webmasters/answer/2692911?hl=vi

No comments:

Post a Comment

Sóc lọ thường xuyên có tốt không? Thủ dâm đúng cách

Sóc lọ là gì ? Nếu như được thực hành hợp lý, đều đặn thì sở hữu ích cho sức khoẻ nam giới như: khi tự sướng sẽ đạt được khoái cảm giúp cho ...

Bài viết được quan tâm nhiều