Thursday, November 10, 2016

Hướng dẫn tối ưu hóa bắt đầu chiến dịch SEO Local

Bài viết Hướng dẫn tối ưu hóa bắt đầu chiến dịch SEO Local này là bài nối tiếp sau bài viết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm địa phương.

\

1. Xác nhận địa điểm kinh doanh Google Business là bước đầu tiên trong SEO Local:

Google Business kết nối doanh nghiệp của bạn với khách hàng. Nếu bạn chưa có một trang Google My Business thì việc đầu tiên bạn cần làm là tạo một tài khoản trên Google doanh nghiệp của tôi theo liên kết tại đây. Bạn cần yêu cầu mã xác minh địa điểm từ Google qua thư, quá trình xác thực mất khoảng từ 1 đến 2 tuần, nếu không nhận được thư bạn cần làm theo các hướng dẫn trong bài viết Cách xác nhận địa điểm trên Google Map của tôi.
Để xác nhận địa điểm doanh nghiệp của bạn, trước hết bạn cần chắc chắn rằng NAP của bạn cung cấp cho Google là đúng (NAP bao gồm các yếu tố: tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ ), chọn đúng chủng loại, lĩnh vực kinh doanh của bạn, viết một đoạn mô tả độc đáo để thu hút người dùng, thêm giờ làm việc cho doanh nghiệp. Ngay sau khi xác nhận thành công địa điểm, bạn hãy tải lên cho địa điểm doanh nghiệp những hình ảnh đẹp nhất, thu hút nhất.
Đối với khách tìm kiếm doanh nghiệp bạn qua máy vi tính, Google sẽ hiển thị kết quả doanh nghiệp của bạn nổi bật bên tay phải như hình dưới:

2. Sử dụng thông tin liên lạc đồng bộ giữa các mạng xã hội với website và Google Business:

Bạn cần chắc chắn rằng NAP của bạn cung cấp để xác minh địa điểm với Google là giống với thông tin liên hệ, giới thiệu mà bạn ghi trên website, trên các mạng xã hội khác như Fanpage Facebook, Yelp,...(yếu tố mạng xã hội khác bạn có thể để tên doanh nghiệp khác nhưng riêng yếu tố thông tin liên hệ, giới thiệu trên website là phải giống hoàn toàn với thông tin bạn cung cấp để tạo tài khoản Google Business ). Cuối cùng là bạn cần biết chính xác mã bưu điện tại địa điểm của bạn, bạn có thể lên Google Seach tìm kiếm sẽ có mã bưu chính chi tiết đến tận thôn xóm, ví dụ thủ đô hà nội có mã chung là 100000.

3. Nhúng bản đồ vào website của bạn:

Bạn có thể nhúng bản đồ vào footer hoặc phần liên hệ, giới thiệu vể doanh nghiệp của bạn. Để chèn bản đồ vào website, các bạn truy cập đến vị trí địa điểm doanh nghiệp và chọn "chia sẻ" sau đó chọn "nhúng bản đồ" rồi copy lấy đoạn mã iframe của Google cung cấp chèn vào vị trí bạn muốn trên website. Lưu ý là bạn cần tùy chỉnh lại kích cỡ của bản đồ để có kích thước vừa như ý muốn của bạn.

4. Tạo thẻ meta khai báo vị trí địa lý của doanh nghiệp với công cụ tìm kiếm:

Bạn cần tạo các thẻ meta khai báo vị trí cụ thể của doanh nghiệp của bạn với Google. Để tạo các thẻ meta này bạn có thể sử dụng công cụ theo liên kết http://www.geo-tag.de/generator/en.html tạo thẻ và thêm vào website của bạn ở giữa thẻ <head> </head>.
<meta name="geo.region" content="VN-HN" />
<meta name="geo.placename" content="Tên doanh nghiệp của bạn" /> (cái này bạn cần tùy chỉnh về tên chính xác doanh nghiệp )
<meta name="geo.position" content="21.024851;105.860955" />
<meta name="ICBM" content="21.024851, 105.860955" />

5. Sử dụng các đoạn mã liên quan đến kinh doanh:

Bạn cần thêm đánh dấu Schema cho các yếu tố NAP của địa điểm kinh doanh của bạn, để tham khảo về các ký hiệu này bạn truy cập vào liên kết ở đây. Những đoạn mã sẽ giúp cho Google hiểu được rõ hơn về nội dung trang web của bạn, để từ đó thêm thứ hạng cho các truy vấn người dùng cho doanh nghiệp của bạn.
Để tạo định dạng Schema bạn cần truy cập vào liên kết https://schema.org/docs/schemas.html để tạo generate schema bạn truy cập vào liên kết http://www.microdatagenerator.com/
Để kiểm tra các đoạn mã bạn thêm vào website là chính xác bạn sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu cấu trúc miễn phí do Google cung cấp theo liên kết: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/

6. Tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm địa phương cho các thẻ meta và nội dung của trang:

Tối ưu hóa thẻ meta description và meta title: bạn có thể thêm tên của thành phố, địa điểm phường xã của bạn vào để tăng tỷ lệ click đối với các truy vấn tìm kiếm tại địa phương. Thẻ tiêu đề H1 bạn nên thêm tên thành phố của bạn vào.
Ví dụ:

<Title>Sữa bột Devondale Hà Nội</ title>


<Meta name = "description" content = "Sữa bột devondale hà nội chuyên cung cấp sữa bột, sữa tươi nhập khẩu trực tiếp từ úc về Việt Nam, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng.3 "/>

Nội dung của trang: Đây là yếu tố cũng quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, bạn cần thêm chi tiết địa chỉ, số điện thoại, tên doanh nghiệp của bạn vào nội dung của bài viết.
Logo: Logo của doanh nghiệp cần tối ưu hóa với các từ khóa tìm kiếm địa phương. Ví dụ: với cửa hàng bán sữa bột devondale bạn cần chỉnh sửa thẻ all tag cho ảnh để tối ưu như:  

<Img src = "http://giadinhsua.com/wp-content/themes/toniandguy/images/logo.png" alt = "Sữa bột devondale Hà Nội - sữa tươi devondale của úc ">

Tối ưu hóa thẻ Alt cho hình ảnh: Thẻ Alt của hình ảnh bạn cũng nên cho thêm tên của thành phố của bạn vào.

7. Tạo website riêng cho mỗi vị trí:

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều địa điểm khác nhau, mỗi địa điểm hãy tạo một website riêng. Ví dụ: cửa hàng bán sữa bột devondale có chi nhánh tại Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình,.. bạn nên tạo các trang web có thẻ title như Sữa bột Devondale Hà Nội, Sữa bột Devondale Thanh Hóa, Sữa bột Devondale Ninh Bình,... Với mỗi website bạn cần phát triển nội dung độc đáo, phù hợp với từng địa điểm riêng thay vì chỉ thay đổi dữ liệu vị trí.

8. Các website khác giới thiệu địa điểm của bạn:

Những trích dẫn, giới thiệu về địa điểm doanh nghiệp của bạn từ các tài liệu tham khảo trực tuyến, các website địa phương được đánh giá rất cao ngay cả khi các trang web đó không đặt liên kết về địa điểm cho bạn. Chỉ cần các thông tin mà các website, tài liệu đó cung cấp là đúng như bạn khai báo với Google Business

9. Đánh giá nhận xét từ khách hàng:

Hãy cố gắng thu hút nhiều đánh giá từ khách hàng của bạn trên Google Maps, Fanpage Facebook, Yelp đây là 3 website hàng đầu có đánh giá của người dùng được Google đánh giá cao, sẽ giúp bạn có thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm. Đừng cố gắng thêm đánh giá dồn dập vì Google sẽ nghi ngờ và theo dõi bạn rồi hạ thứ hạng nếu phát hiện bạn gian lận ngay lập tức.

10. Chia sẻ địa điểm lên các mạng xã hội:

Các mạng xã hội như Facebook, Google Plus, Pinteres, Twitter sẽ là yếu tố thúc đẩy việc tăng thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm bền vững. Hãy thường xuyên chia sẻ thông tin liên lạc địa chỉ của bạn lên các mạng xã hội này, Google đánh giá rất cao điều này.

No comments:

Post a Comment

Sóc lọ thường xuyên có tốt không? Thủ dâm đúng cách

Sóc lọ là gì ? Nếu như được thực hành hợp lý, đều đặn thì sở hữu ích cho sức khoẻ nam giới như: khi tự sướng sẽ đạt được khoái cảm giúp cho ...

Bài viết được quan tâm nhiều